Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Ngọt ngào mãi tiếng khèn núi Hà Giang

Nếu ai có dịp lên Hà Giang một lần vào thăm bản người Mông, chắc chắn sẽ có cơ hội được nghe những tiếng khèn náo nức, nhộn nhịp cả một vùng trời yên ả. Đối với người Mông chiếc khèn là nhạc cụ được gắn liền với đời sống sinh hoạt của họ, một trong những giá trị văn hoá dân gian truyền thống. Trong những ngôi nhà gỗ của đồng bào Mông nơi đây, chiếc khèn luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất.

Làm được một chiếc khèn đòi hỏi phải lựa chọn được vật liệu tốt, vật liệu để làm khèn chủ yếu là tre và gỗ. Thân khèn được làm bằng gỗ thông hoặc gỗ xoan, việc lựa chọn loại gỗ có độ săn chắc từ những loại cây mọc ở nơi đất xấu thì khèn mới bền, ít bị nứt, hỏng. Người ta bổ khối gỗ ra làm 2 phần, khoét rỗng bên trong, họ sẽ ghép lại 2 miếng gỗ lại sao cho tạo được thân khèn. Cấu tạo thân khèn gồm có: ống thổi ( được bịt bằng sắt hoặc đồng), bầu khèn ( là một bầu rỗng, nơi chứa các ống khèn); và chân khèn.
Nghệ nhân sẽ ghép và cố định 2 mảnh gỗ bằng vỏ cây, ngày nay nghệ nhân có thể dùng dây nhựa cố định thân khèn, để thân khèn và bầu khèn chắc chắn nghệ nhân sẽ dùng những chiếc đinh rất nhỏ đóng vào bầu khèn.
Người ta cắt 6 ống tre, có độ dài ngắn khác nhau, đó chính là công cụ tạo lên các âm điệu trầm, bổng của chiếc khèn. Ống khèn được làm từ một loại tre (người Mông gọi chung các loại cây họ tre đều là cây tre); loại tre này có đặc điểm ống nhỏ, vỏ dày, chắc chắn.
Nghệ nhân xác định độ dài các ống khèn một phần dựa vào kinh nghiệm bản thân, theo ông Hoàng A Giáo, xã Bản Mế cho biết: Sử dụng đơn vị là độ rộng của các ngón tay, lòng bàn tay để xác định độ dài các ống khèn. Lắp ống khèn vào thân khèn để tạo lỗ khèn, lỗ khèn được tạo sao cho vừa tay người thổi, dùng dao nhọn chọc tạo lỗ khèn và dùng một thanh sắt tròn đều nung trong lửa nóng để đục tạo lỗ
Tạo lưỡi gà cho các ống khèn: Lưỡi gà làm bằng đồng được dát mảnh sẽ tạo ra được âm vang xa; riêng ống tre to nhất nghệ nhân sẽ đặt 2 lưỡi gà. Cách đặt lưỡi gà vào bầu khèn có chiều hướng vào phía trong của bầu.
Sau khi hoàn tất việc lắp ống khèn vào bầu khèn, nghệ nhân dùng vỏ cây hoặc dây nhựa có chiều rộng khoảng 1-1.5cm bó các ống khèn lại vừa có tác dụng trang trí, vừa cố định ống khèn.
Cắt lưỡi gà là một kỹ thuật rất khó, phải dựa vào kinh nghiệm làm nghề, sau khi lưỡi gà lắp vào ống khèn,nghệ nhân phải thổi kiểm tra âm vực nhiều lần đến khi đạt tiêu chuẩn thì ống khèn mới được lắp vào thân khèn.
Những động tác mùa khèn của người Mông cũng rất đa dạng và phong phú: Múa quay đổi chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, múa nhảy đưa chân … Những tiếng khèn ngân vang kết hợp với những điệu múa của các cô gái đã cho một khoảng trời trở lên bừng sáng và nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Tiếng khèn không thể thiếu trong những lễ hội của người Mông
Con trai Mông thường bắt đầu học thổi khèn từ khi lên 7 – 8 tuổi. Để biết thổi thì ai cũng có thể làm được, nhưng quan trọng là để thổi được thành bài, thành điệu thì người thổi phải có một trí nhớ thật tốt. Cho lên chàng trai nào có thể thành thạo để thổi những bài nhạc hay thì đó được coi là một niềm kiêu hãnh.
Tiếng khèn của người Mông luôn mạnh mẽ kiên cường như chính họ vậy. Những người già nơi đây vẫn thường bảo rằng: Tiếng khèn là phần hồn của người Mông, giữ tiếng khèn là giữ lấy bản sắc dân tộc mình.
Những điệu múa khèn truyền thống của người Mông
Dân tộc Mông thường có câu: “ Người biết thổi khèn thì được uống rượu”, qua đó cũng cho ta biết được vị thế của chiếc khèn trong đời sống của người đàn ông Mông. Nếu ai thổi khèn hay, múa khèn dẻo thì sẽ luôn nhận được sự yêu mến và nể phục. Qua tiếng khèn hay cách thổi khèn mà cho ta thấy được những chàng trai đó có sức mạnh về thể chất cũng như thể hiện được người con trai đó có đời sống tinh thần khá mạnh mẽ. Do vậy đi đâu người Mông cũng tự hào chiếc khèn một văn hoá truyền thống độc đáo của dân tộc mình.
Tiếng khèn như chứa đựng cả những tâm tư tình cảm của người thổi, mỗi khi buồn hay vui tất cả đều được hoà chung với những giai điệu trầm bổng, dặt dìu. Vào những dịp lễ, tết tiếng khèn của người Mông lại vang vọng khắp núi rừng Tây Bắc.
Trước đây, nhiều người vẫn thường lầm tưởng đàn ông Mông thổi khèn để tỏ tình, để tìm kiếm bạn đời, nhưng thật ra lại không phải như vậy. Tiếng Khèn của người Mông thường được sử dụng trong hai trường hợp: trong những dịp vui chơi để thi thố tài nghệ, bộc lộ ý chí của con người trong sinh hoạt công đồng, thường diễn ra trong đám tang để để tỏ lòng thương xót, luyến tiếc đối với người quá cố.
Những âm thanh của chiếc khèn mang trong mình vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao, thể hiện được chất đằm thắm, mượt mà, tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông. Vì vậy tiếng khèn nơi đây đã chiếm được hết tình cảm của người dân mà còn làm say lòng những ai đã từng một lần thưởng thức.

Nhạc cụ dân tộc Mông nói chung, chiếc khèn nói riêng thể hiện sâu nặng chất trữ tình đằm thắm, mượt mà, khoẻ khoắn. Những âm thanh của chiếc khèn mang vẻ đẹp tự nhiên của vùng cao bao la, hùng vĩ, nét tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông. Chính vì thế, tiếng khèn không những chiếm được cảm tình của hầu hết đồng bào Mông, mà còn làm say lòng những ai một lần được thưởng thức.

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

DU LỊCH HÀ GIANG GIÁ RẺ - NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CHỜ MONG

Gọi tên em giữa đất trời hoa lá
Những nẻo đường dâng ngập nỗi chờ mong
Còn có em hay đã là mùa cũ...
Đến một nơi nào đó, đều đem lại cho ta những cảm xúc khó tả, những kỷ niệm thuở xưa lại dội về trong tôi khi tới Hà Giang.

DU LỊCH HÀ GIANG GIÁ RẺ - NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CHỜ MONG  

Đứng ở vị trí nào nhìn xung quanh cũng có thể thấy mình đang đứng giữa muôn trùng của núi. Ở một vị trí thích hợp nhìn ra xa, những rặng núi xanh mờ nhâp nhô nối tiếp nhau chạy dài không bao giờ dứt. 
Mặt trời buổi sáng vàng rực thường nhô lên ở đó. Dãy núi trước mặt xanh đậm hơn bởi những rừng cây cổ thụ cao to, bởi bạt ngàn tre nứa san sát chen nhau mọc lên. Những con đường mòn ngoằn ngoèo, dựng đứng vắt ngang sườn núi để lộ màu đỏ của đất. Thỉnh thoảng, ở một quả núi, những hôm trời trong, có thể nhìn thấy những thác nước đố xuống ầm ầm, tung bọt trắng xóa. Dưới chân núi, một đàn trâu hàng trăm con thung thăng gặm cỏ, tiếng mõ tre đeo trên cồ trâu khua giòn giã. Phía sườn núi trước mặt hiện ra những nương chè, nương ngô xanh ngắt. Đẹp nhất là những rừng chuối hoa nở đỏ tươi. 
Ánh nắng chiều xuống khu đồi trước mặt không đều nhau để lộ ra những vệt vàng sẫm của khu ruộng bậc thang trước mặt và những mảnh sáng tối đan xen nhau của khu rừng nứa. Những dải mây như khói bay là là trên đỉnh núi, khiến ta có cảm giác như núi cao đến tận trời. Con đường vào bản gồ ghề lúc cắt ngang một mảng đồi như dải lụa, lúc chạy thẳng qua một con suối nước chảy trong vắt có thể nhìn thấy tận mắt. Du lịch Hà Giang giá rẻ vào mùa hè này bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng những điều đó!
Nước suối chảy ào ào ngày đêm làm quay những con nước của mấy chiếc cối già gạo nhịp lên xuống đều đều, thùm thụp. Phía trước mặt, một cây cầu bắc ngang qua dòng suối chỉ bằng hai cây gỗ to và dài đặt cạnh nhau, có đoạn chỉ bằng một cây bắc qua tạo nên cảm giác vừa thơ mộng, vừa chênh vênh. Đây chính là nét độc đáo khi tới Hà Giang.
Bản làng nằm trong những thung lũng bằng phẳng hơn. Những ngôi nhà sàn rộng thênh thang có thể chứa hàng trăm người, là nơi ăn ở đời này qua đời nọ của người dân nơi đây, thường cách xa nhau cả một quả đồi. Ngày nay, xen giữa những ngôi nhà sàn là những xóm mới của đồng bào miền xuôi lên khai hoang, làm theo kiểu dưới xuôi. Lác đác đã có những ngôi nhà xây, lợp ngói đỏ khang trang.
Chiều xuống, từ những mái nhà khói lam tỏa ra quyện lẫn sương núi mờ ảo và ấm cúng. Từng đàn trâu khua mõ inh ỏi kéo về. Tiếng dê kêu be be, tiếng chó sủa, tiếng gà quang quác đuổi nhau, tiếng loa phóng thanh đặt ở giữa bản, tiếng cười nói, tạo nên một bản nhạc rừng vui tai. Thỉnh thoảng còn nghe thây tiếng hoẵng kêu đơn lẻ trong rừng sâu gợi nên vẻ hoang sơ của núi rừng. Từ mọi nhà tỏa mùi thơm nồng của cơm nếp xôi, của hương quả chín và mùi thức ăn nướng trên lửa, rán trong chảo, biểu hiện sự ấm cúng của một cuộc sống tự nhiên, mộc mạc nhưng đang dần thay đổi. 
Bóng áo chàm, áo nâu của những người đi làm nương về, của các cô gái đi cõng nước, của trẻ con chạy lăng xăng… khiến cuộc sống thật sôi động hồn nhiên, vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của Hà Giang ngày nay đã khác xưa nhiều lắm. Dù sao vẫn ao ước Hà Giang có điện sáng đều khắp mọi vùng, mọi nhà  được nhận sự văn minh như ở miền xuôi, như thường nghe kể trên đài phát thanh tiếng nói Việt Nam.
Hãy cùng Du lịch Nam Việt  khám phá du lịch Hà Giang  với  Tour  Hà Nội – Hà Giang để đắm mình vào biển trời nơi đây, thường thức những đặc sản ngon ngây ngất tại Hà Giang; trải nghiệm chuyến đi trọn vẹn nhất với dịch vụ chất lượng cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.



Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Kinh nghiệm phượt Hà Giang


Đến Hà Giang vào một buổi sáng tờ mờ, tiếng ồn ào, náo nhiệt của người dân chợ phiên vang lên một cách giòn tan, tiếng kêu gọi, buôn bán, mời chào của các anh các chị, các cô khiên tôi háo hức, mong chờ những điều nhộn nhịp vui tươi nơi đây.

Kinh nghiệm phượt Hà Giang

Chợ chỉ họp vào sáng chủ nhật, mỗi ngày cuối tuần, người dân các huyện lân cận mới chở hàng lên tập trung buôn bán và trao đổi hàng hóa những vật dụng cần thiết. Khu bán hàng ăn sáng trong chợ có nhiều quán phở và nếu bạn thích ăn thắng cố thì có một quán rất ngon.

Nếm một ngụm thắng cố, tôi thấy có mùi vị rât lạ, có vị hơi tanh, nồng. Món thịt heo rừng quay hay chiên cũng rất ngon. Khác với thịt lợn quay ở miền xuôi món thịt lợn rừng nơi đây mang hương vị miền núi, âm hưởng núi rừng luôn hòa quện vào nhau. Đúng là một món ăn đặc biệt.

Xa xa điểm chợ phiên, những mỏm núi cao nhấp nhô, gợn sóng phía xa xa con đường ngoằn nghèo, uốn lượn được trải bởi màu xanh rì của đổi chè. Phía dưới thung lũng sâu của đỉnh Mã Pì Lèng là dòng sông Nho Quế vàng óng ả, gồng mình chưa nước tạo nên khung cảnh thiên nhiên không thể đẹp và kỳ thú hơn.
Đến Lũng Cú nơi có cột cờ cao 1700m so với mực nước biển là điểm cực Bắc của Tổ quốc. Từ Đồng Văn, xe chúng tôi tiếp tục chạy lên những con dốc rất cao vắng lặng, xung xung quanh không một bóng người, không gian đầy tĩnh lặng, lâu lâu chỉ nghe một vài âm thanh của chim chóc ở sườn núi.
Dường như lỗi đến Lũng Cú là một trong những cung đường cao nhất tại Hà Giang. Nhìn quanh bốn bề, tôi không còn thấy những đỉnh núi nào cao hơn thế nữa. 
Xuất phát về trễ nên khi tới Quản Bạ (cách Hà Giang khoảng 40 km) thì trời bắt đầu sụp tối. Tôi cố gắng tập trung chạy thật nhanh trong phạm vi an toàn nhất có thể để nhanh về Hà Giang, xung quanh không một bóng người cũng như bất kỳ ánh sáng nào ngoài đèn xe của tôi. 

Tôi cố chạy nhanh trên những đoạn đèo, không gian ngày càng tối và tĩnh mịch, đâu đó chỉ còn tiếng của núi rừng buổi đêm. Cảm giác lo sợ tràn ngập trong lòng nhưng điều cần thiết lúc này đối với tôi đó là sự bình tĩnh, và cố gắng vượt qua. 
Tôi đếm từng cây số trên các cột mốc để mong tới nơi thật nhanh, thoát khỏi bóng tối đáng sợ này… và đó cũng chính là kỷ niệm đáng sợ nhất của tôi từ trước đến giờ khi đi phượt. Đến thành phố Hà Giang, tôi dừng lại ăn tối mà tâm trạng vẫn còn lo sợ vì đoạn đường đèo 40 km không thể nào quên. 
Chuyến đi của tôi kết thúc trong sự tiếc nuối, khi phải rời khỏi cung đường ấy với muôn vàn khung cảnh tuyệt đẹp. Đó cũng sẽ là chuyến đi mang lại cho tôi nhiều điều thú vị cũng như những trải nghiệm khó quên, ngay cả lúc tôi bị bủa vây bởi màn đêm núi rừng. 
Chắc chắn tôi sẽ còn quay lại Hà Giang thêm vài lần nữa, để tìm lại cảm giác tuyệt vời mà tôi e rằng cả cuộc đời còn lại chưa chắc tôi có điều kiện chiêm ngưỡng, những nơi có khung cảnh đẹp và kỳ vĩ hơn những cảnh mà tôi đã đi qua.
Hãy cùng Du lịch Nam Việt  khám phá du lịch Cát Bà  với  Tour  Hà Nội – Cát Bà để đắm mình vào biển trời nơi đây, thường thức những đặc sản ngon ngây ngất tại Cát Bà; trải nghiệm chuyến đi trọn vẹn nhất với dịch vụ chất lượng cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.

=> Xem thêm: Tour du lịch Cát Bà

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

du lịch Cát Bà 2016

du lịch Cát Bà hè 2016

Nơi lưu giữ nhiều “vẻ đẹp tiềm ẩn”, địa chỉ đang được đệ trình lên UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đó là quần đảo Cát Bà, nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 50km về phía Đông và nằm liền kề Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

du lịch Cát Bà hè 2016

Mỗi năm đảo ngọc du lịch Cát Bà đón cả triệu lượt khách thăm. Nhưng nếu được hỏi về lộ trình, hẳn không ít người chỉ kể được một vài địa danh: Vịnh lan Hạ, các động Thiên Long, Trung Trang, Hoa Cương hay hang Luồn, bãi Cát Cò, Cát Tiên, đảo khỉ… đã quá thân quen. Cũng bởi ghé Cát Bà “cưỡi ngựa xem hoa” trong thời gian ngắn, nên đa phần du khách chỉ biết đến vài ba tiếng đồng hồ chạy tàu thăm đảo, chưa được thưởng thức những sản phẩm du lịch “cây nhà lá vườn” độc đáo khác.
biển cát bà
Biển Cát Bà lúc bình minh lên
Muốn có cảm giác thực sự hòa đồng với thiên nhiên giữa mây trời, sóng nước và những truyền thuyết của đại dương như trong thơ văn thì ta phải tới bờ biển Cát Bà. Có lẽ bãi biển Cát Bà đẹp nhất vào những buổi bình minh. Trời còn sớm, se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động hàng phi lao đẻ lộ những giọt sương đêm còn đọng lên kẽ lá. Phía trước mắt ta là cả một vùng trời nước mênh mông. Sau những trận mưa, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Phóng tầm mắt ra xa, mặt biển mang trọn một màu lam biếc. Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự xinh đẹp, giàu có của thế giới đại dương. Những con sóng bạc đầu gối nhau đùa giỡn tạo nên những âm thanh, những khúc hát du dương. Mặt trời như một quả cầu lửa vĩ đại từ từ đội biển nhú dần lên. Đến lúc mặt trời thoát ra khỏi chân trời thì cũng là lúc nó nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. Nó tan chảy trên bờ cát trắng tô hồng những khuôn mặt rạng ngời.
Bình minh Cát Bà
Mặt trời mọc trên biển Cát Bà
mặt trời mọc trên biển Cát Bà
Nắng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao. Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa cùng bài ca bất tận của thiên nhiên. Bãi cát sau một đêm uống sương bây giờ trở nên ướt át màu nâu sẫm. Phải chăng vì lưu luyến những người con yêu dấu của quê hương, cát đã lưu giữ, in hình những đôi bàn chân trần của ai đó đã qua. Những hạt cát ngái ngủ bị sóng đánh thức nó giật mình chuyển động nhẹ rồi vươn vai thức dậy. Những hạt cát nhỏ li ti vàng óng như kim sa được xây thành một lâu đài lung linh, lộng lẫy. Vừng đông đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với màu sắc của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ !
ngắm biển Cát Bà
Ngắm biển đảo Cát Bà
Ngắm biển đảo Cát Bà
Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh, những tiếng nói, tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về chuyện bác chài đánh cá về những con thuyền ra khơi. Ngoài xa, sóng trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang chạnh lòng buồn bã vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó những con sóng sau khi đã rút ra xa thì nhường chỗ cho những làn sóng khác lan vào bờ để một lần nữa ca lên bản nhạc muôn thuở của biển khơi. Đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng tháp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn xa chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót.
vẻ đẹp kiêu kỳ của biển đảo Cát Bà
Vẻ đẹp kiêu kỳ của biển đảo Cát Bà
Khó để ta có thể tìm được nơi nào tuyệt vời hơn thế, Cát Bà thực sự là địa điểm lý tưởng để du khách ghé thăm trong dịp hè. Đến đây, cảnh biển sẽ in sâu vào tâm trí du khách một vẻ đẹp của biển – vẻ đẹp kiêu kỳ, muôn màu do mây, trời, ánh sáng tạo nên thật hiền hòa. Bên cạnh đó là nhiều nhà hàng ẩm thực, khu vui chơi, bãi tắm xanh sạch sẽ làm nức lòng du khách khi dừng chân tại nơi đây.
Hãy cùng Du lịch Nam Việt  khám phá Cát Bà  với  Tour  Hà Nội – Cát Bà để đắm mình vào biển trời nơi đây; trải nghiệm chuyến đi trọn vẹn nhất với dịch vụ chất lượng cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.
=> Xem thêm: Tour du lịch Cát Bà

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Du Lịch Hà Giang Mùa Nước Đổ - Mùa Bên nhau

Du Lịch Hà Giang Mùa Nước Đổ – Mùa Bên Nhau

Người ta yêu một nơi nào đó vì nơi đó có mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông rồi mùa lá rụng, mùa tuyết rơi, mùa mưa, mùa nắng … và có một mùa mà ai cũng muốn yêu và tha thiết nhớ đó là mùa bên nhauMùa nước đổ ở Hà Giang là một mùa như thế! Cứ mỗi độ mùa nước đổ, Hà Giang lại hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp quyến rũ, bởi những cung đường Tây Bắc với những ruộng bậc thang uốn lượn nhận nước từ đỉnh núi cao đổ xuống… Mùa bên nhau ở Hà Giang chính là từ đó.

Du Lịch Hà Giang Mùa Nước Đổ

Mùa nước đổ” hay còn gọi là mùa vụ mới, là lúc các thửa ruộng bậc thang trên vùng đất Hà Giang được đón nước từ trên đỉnh những núi cao đổ xuống, nhận nước để bắt đầu cho công việc cày, làm đất và cấy, bắt đầu cho vụ mới. Không còn khô cằn, không còn khao khát, lúc này, những dải ruộng bậc thang như khoác trên mình chiếc áo mới tinh khôi và mơ mộng.
ruộng bậc thang mùa nước đổ tại Hà Giang
Vẻ đẹp nên thơ của mùa nước đổ Hà Giang
Hà Giang mùa nước đổ
Ruộng bậc thang nhìn từ trên cao xuống
Những khoảnh khắc được chụp đúng dịp giữa tháng 5 đúng dịp mùa nước đổ, cảnh tượng đầu tiên đẹp đến kỳ vĩ là cảnh nước chảy từ trên cao xuống các thửa ruộng bậ thang hệt như bức tranh thủy động mà ta vẫn hay gặp ở những bộ phim của Trung Quốc. Không, ở Việt Nam ở Hà Giang đó các bạn! Tôi vẫn thường gọi mùa nước đổ ở Hà Giang chính là mùa bên nhau, có những điều, những vẻ đẹp, chỉ nhìn thôi, nghe thôi, chạm tay vào thôi vẫn là chưa đủ mà phải dùng cả trái tim để cảm nhận vẻ đẹp cảm nhận mùa bên nhau giữa nước và ruộng đồng.
Hà Giang mùa nước đổ
Người dân xuống đồng làm vụ mới
Mùa này chình là thời điểm người dân xuống đồng, dắt trâu đi cày bắt đầu mùa vụ mới. Có lẽ chúng ta đã từng nghe tới hình ảnh “Em bé trên lưng mẹ” ở đâu đó trong thơ văn thì đến với Hà Giang bạn sẽ được tận mắt chứng kiến. Những bông lúa trĩu vàng cuối mùa gặt đã được ấp ủ từ ngày em bé trên lưng mẹ, mang cả niềm tin yêu, hi vọng cho mùa màng bội thu, cho tương lai sáng ngời của những đứa trẻ. Bao nhọc nhằn, bao vất vả của các mẹ các chị rồi cũng được đáp đền xứng đáng. Ta phải đi đến nơi nào để tìm thấy những điều bình dị và yêu thương đến thế?
Hà Giang mùa nước đổ - mùa bên nhau
Người dân hăng say lao động vụ mới
Hà Giang mùa nước đổ - mùa bên nhau
Các mẹ, các chị xuống đồng cấy lúa
Hà Giang mùa nước đổ - mùa bên nhau
Một ngày, hai ngày, ba ngày rồi tới một tuần, hai tuần… những thửa ruộng bậc thang được phủ màu xanh mới của mạ non. Dường như màu xanh của niềm lạc quan hi vọng đó đã giúp đồng bào làm việc ngày một hăng say hơn, quên đi mỏi mệt, quên đi những giọt mồ hôi đang lã chã rơi.
Hà Giang mùa nước đổ - mùa bên nhau
Ruộng Bậc Thang sau vài tháng được phủ xanh bởi mạ non
Mỗi một nơi tôi đã dừng chân đều cho tôi những cảm xúc khác nhau, đến với Hà Giang mùa nước đổ cũng vậy, không chỉ là mùa nước đổ mà là mùa bên nhau, mùa của hi vọng, của yêu thương ngập tràn khắp nơi từ không khí, âm thanh, cảnh sắc… Chắc hẳn ai cũng muốn đến đây không chỉ một lần, hai lần  và nhiều hơn thế  nếu có cơ hội.
Hãy cùng Du lịch Nam Việt  khám phá Hà Giang mùa nước đổ với  Tour  Hà Nội – Hà Giang để đắm mình vào mùa nước đổ – mùa bên nhau; trải nghiệm chuyến đi trọn vẹn nhất với dịch vụ chất lượng cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Du lịch Đà Nẵng với những món ngon bạn nhất định phải thử một lần

Những cánh đồng hoa tam giác mạch vùng cao nguyên đá Hà Giang đang sắp bung nở rực rỡ, chắc chắn nhiều người sẽ sốt sắng lên kế hoạch để làm một chuyến du lịch Hà Giang “ngay và luôn”.

Tháng 10 rủ nhau du lịch Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch

Thời gian lý tưởng “săn” hoa tam giác mạch
Mùa tam giác mạch ở Hà Giang kéo dài từ đầu tháng 10 đến hết tháng 12. Bạn chỉ cần dành ra ba ngày là vừa đủ để đi hết những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Hà Giang.
Hoa tam giác mạch nở ven đường. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Hoa tam giác mạch nở ven đường. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Hoa chen đá, lá chen hoa. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Hoa chen đá, lá chen hoa. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Phương tiện di chuyển đến Hà Giang
Di chuyển bằng ô tô: Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang (xe giường nằm cao cấp, liên hệ đặt chỗ qua điện thoại. Một số nhà xe uy tín là: Bằng Phấn, Hưng Thành, Hải Vân…). Giá từ 260.000 – 300.000 đồng/người. Sau khi đến Hà Giang, bắt xe khách nội tỉnh để di chuyển giữa các địa danh hoặc thuê xe máy để di chuyển.
Mẹ đìu con qua cánh đồng tam giác mạch - Ảnh: Boones Nguyen
Mẹ đìu con qua cánh đồng tam giác mạch. Ảnh: Boones Nguyen
Di chuyển bằng xe máy: Tùy vào thời gian của chuyến đi mà bạn lựa chọn cung đường thích hợp cho mình như một số gợi ý dưới đây:
Cung 1: Khởi hành từ Hà Nội – Sơn Tây (đi đường 21 ở Cổ Nhuế) – cầu Trung Hà – Cổ Tiết – cầu Phong Châu (qua cầu Phong Châu rẽ tay trái) – men theo sông Thao tới thị xã Phú Thọ – Đoan Hùng rồi rẽ đi Tuyên Quang – theo quốc lộ 2 tới Hà Giang (chiều dài khoảng 300 km).
Cung 2: Khởi hành từ Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang (hay tới quốc lộ 2C và quốc lộ 2, dài khoảng 280 km).
Khám phá Hà Giang bằng xe máy là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Ảnh: Escapology
Khám phá Hà Giang bằng xe máy là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Ảnh: Escapology


Địa điểm lưu trú ở Hà Giang
Ở Quản Bạ, Yên Minh và Đồng Văn có rất nhiều nhà nghỉ bình dân. Nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn nữa bạn có thể tìm thông tin các gia đình làm dịch vụ homestay, giá chỉ 50.000 – 70.000 đồng mỗi người.
Một ngôi nhà ở Phố Cáo. Ảnh: Nhimphich
Một ngôi nhà ở Phố Cáo. Ảnh: Nhimphich
Những điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua ở Hà Giang
Hà Giang vẫn được biết đến với mùa hoa tam giác mạch hồng rực cao nguyên đá, nhưng phải ai đã đi mới biết – Hà Giang mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng để chinh phục.
Mùa hoa tam giác mạch nhuộm thắm cả sườn đồi - Ảnh: Meo Gia
Mùa hoa tam giác mạch nhuộm thắm cả sườn đồi. Ảnh: Meo Gia
Núi Đôi: Núi Đôi là thắng cảnh nằm tại quốc lộ 4C, thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Du khách ghé qua không khỏi trầm trồ trước một tuyệt tác mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này. Giữa những núi đá trùng điệp là hai trái núi có hình dáng hệt như bộ ngực căng tròn của người thiếu nữ.
Núi Đôi Cô Tiên nhìn từ cổng trời Quản Bạ – Ảnh: hagiang.gov
Núi Đôi Cô Tiên nhìn từ cổng trời Quản Bạ. Ảnh: hagiang.gov
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì: Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì là một trong những ấn tượng không thể bỏ qua khi tới Hà Giang. Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại trở thành điểm hẹn của những người yêu du lịch, yêu cái đẹp mặc cho con đường tới nơi đây khá hiểm trở và khó khăn.
Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì. Ảnh: Le Tho/Flickr.com
Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì. Ảnh: Le Tho/Flickr.com
Dinh thự vua Mèo: Nằm tại thung lũng Sà Phìn, dinh thự vua Mèo chính là ngôi nhà quyền lực nhất vùng đất Hà Giang một thời. Công trình có lối kiến trúc nguy nga, bề thế ấy thuộc sở hữu của dòng họ Vương quyền quý và được xây dựng trong vòng 8 năm mới xong.
Dinh thự vua Mèo - Ảnh: panoramio
Dinh thự vua Mèo. Ảnh: panoramio
Cột cờ Lũng Cú: Cột cờ Lũng Cú chính là điểm đánh dấu cực Bắc tại đỉnh Lũng Cú hay còn gọi núi Rồng (Long Sơn). Mặc dù theo đo đạc, điểm cực Bắc còn cách nơi đây 2 km nữa nhưng với nhiều người Việt Nam, cột cờ Lũng Cú vẫn như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia.
Cột cờ lũng cú cao vợi – Ảnh: Vũ Kim Sơn
Cột cờ Lũng Cú cao vợi – Ảnh: Vũ Kim Sơn
Hoa tam giác mạch: Những cánh đồng tam giác mạch là nét đặc trưng tại Hà Giang. Vùng đất địa đầu Tổ quốc này như thể khoác màu áo mới mỗi khi mùa hoa tam giác mạch về. Du khách đến Hà Giang có thể ngắm loại hoa này ở nhiều nơi như chân cột cờ Lũng Cú, Sủng Là, Đồng Văn, Phố Cáo, Ma Lé…
Hoa tam giác mạch đẹp đến nao lòng. Ảnh: Lê Thanh Sơn/flickr.com
Hoa tam giác mạch đẹp đến nao lòng. Ảnh: Lê Thanh Sơn/flickr.com
Phố cổ Đồng Văn: Phố cổ Đồng ăn nằm tại trung tâm thị trấn Đồng Văn, mặc dù không có quy mô lớn như phố cổ Hà Nội hay Hội An nhưng nơi đây vẫn mang những bản sắc riêng, hấp dẫn du khách.
Đường đi lên Đồng Văn. Ảnh: Tung Hoang
Đường đi lên Đồng Văn. Ảnh: Tung Hoang
Chợ phiên: Giống nhiều vùng núi khác, Hà Giang cũng có những phiên chợ hấp dẫn du khách ngang qua, có thể kể tên những phiên chợ hấp dẫn như chợ phiên trung tâm huyện Quản Bạ, chợ trung tâm huyện Yên Minh, chợ Phố Cáo… và đặc biệt là chợ tình Khâu Vai.
Phiên chợ vùng cao. Ảnh: Escapology
Phiên chợ vùng cao. Ảnh: Escapology
Người dân địa phương ra về sau phiên họp chợ. Ảnh: Escapology
Người dân địa phương ra về sau phiên họp chợ. Ảnh: Escapology
Đèo Mã Pí Lèng: Mã Pí Lèng là một con đèo hiểm trở bậc nhất khu vực miền núi phía Bắc, nối liền giữa Đồng Văn và Mèo Vạc với tổng chiều dài khoảng 20 km. Du khách đến đây vừa được thả hồn vào quang cảnh núi rừng, vừa được ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh ngắt.
Mã Pí Lèng. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Mã Pí Lèng. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Những món ngon hấp dẫn không thể bỏ qua
Hà Giang có nhiều món ăn rất hấp dẫn như cháo ấu tẩu, bánh cuốn trứng, xôi ngũ sắc, thắng cố, thịt bò – trâu gác bếp, rượu ngô, thắng đền, chè shan tuyết… Trời se lạnh, ăn một bát cháo ấu tẩu hay thắng cố nóng hổi, uống chén rượu ngô thơm nồng sẽ là trải nghiệm rất tuyệt vời.
Phụ nữ địa phương đang chuẩn bị bữa ăn trong gian bếp đơn sơ. Ảnh: Escapology
Phụ nữ địa phương đang chuẩn bị bữa ăn trong gian bếp đơn sơ. Ảnh: Escapology
Ngày 1: Khởi hành từ Hà Nội vào buổi sáng. Tới Hà Giang vào lúc chiều tối. Bạn có thể nghỉ buổi tối ngay tại thành phố, hoặc lựa chọn đi tiếp tới Quản Bạ (cách thành phố hơn 40 km) hoặc Yên Minh để nghỉ tối. Tuy nhiên, nghỉ tại Hà Giang hợp lý nhất để đảm bảo sức khỏe, sau quãng đường 300 km cơ thể cần được nghỉ ngơi. Buổi tối bạn có thời gian đi một vòng thành phố, ăn uống và nghỉ giữ sức cho ngày mai tiếp tục hành trình.
Cánh đồng hoa kéo dài tưởng như vô tận. Ảnh: Binh Minh Nguyen Huu/flickr.com
Cánh đồng hoa kéo dài tưởng như vô tận. Ảnh: Binh Minh Nguyen Huu/flickr.com
Ngày 2: Ăn sáng. Rời Hà Giang đi Quản Bạ, Yên Minh và tới cao nguyên đá Đồng Văn (có thể dừng ăn trưa tại Yên Minh hoặc Quản Bạ). Trên đường đi Đồng Văn bạn rẽ vào Phó Bảng (5 km) để thăm thị trấn ngủ quên. Nơi đây có những ngôi nhà cổ với kiến trúc độc đáo. Trên đường vào Phó Bảng bạn còn có cơ hội đi qua thung lũng hoa hồng và một cánh đồng tam giác mạch lớn ở ven đường (cách thị trấn khoảng 500 m).
Phố cổ Đồng Văn. Ảnh: Viet Cuong
Phố cổ Đồng Văn. Ảnh: Viet Cuong
Rời Phó Bảng, địa điểm tiếp theo ngay dưới chân dốc là thung lũng Sủng Là. Nơi có thôn Lũng Cẩm nổi tiếng với ngôi nhà trong phim “Chuyện của Pao” và những thửa ruộng tam giác mạch trắng đẹp mê hồn. Ở Lũng Cẩm rất yên bình, bạn sẽ được tham quan những ngôi nhà người H’Mông lâu đời, con đường với hàng lê san sát và những cây thông ôn đới đẹp tuyệt vời.
Nhà của Pao ở Sủng Là. Ảnh: VannK/flickr.com
Nhà của Pao ở Sủng Là. Ảnh: VannK/flickr.com
Rời Lũng Cẩm, địa điểm tiếp theo là Sà Phìn. Trên đường đi bạn sẽ gặp những thửa ruộng tam giác mạch nằm ngay khúc cua lên bãi đá mặt trăng.
Đến Sà Phìn, bạn ghé thăm dinh thự nhà họ Vương (hay còn họi là nhà vua Mèo). Đây là một trong những dinh thự cổ còn xót lại của những gia đình giàu có nhờ buôn thuốc phiện ở Hà Giang.
Từ dinh thự họ Vương, bạn quay trở lại ngã 3 rẽ đi cột cờ Lũng Cú. Qua Phố Là, Ma Lé để đến cột cờ Lũng Cú – nơi đặt nét bút đầu tiên trên bản đồ hình chữ S. Ngay trên đường từ Ma Lé vào Lũng Cú bạn sẽ thấy một cánh đồng tam giác mạch lớn trên sườn đồi. Đây là nơi trồng nhiều tam giác mạch nhất cho đến hiện tại. Hành trình tiếp tục đến cột cờ Lũng Cú.
Em bé giữa cánh đồng hoa. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Em bé giữa cánh đồng hoa. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Sau cột cờ Lũng Cú, bạn có thể lựa chọn quay check cột mốc 428 và sau đó đi Đồng Văn hoặc về thẳng phố cổ Đồng Văn (chú ý vấn đề thời gian vì đi tới mốc 428 hoàn toàn là đi bộ mất tới gần 3 giờ). Ăn tối và nghỉ lại tại Đồng Văn, kết thúc ngày thứ 2.
Ngày 3: Ăn sáng tại Đồng Văn và lên đường chinh phục Mã Pí Lèng, đi Mèo Vạc, Bắc Mê rồi về lại Hà Giang ăn trưa. Về Hà Nội lúc tối muộn. Đoạn đường này dài hơn 400 km nên bạn cần chuẩn bị sức khỏe, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo cho một chặng hành trình khỏe mạnh và an toàn.

ADD

MISS CAM IN NAMVIET TRAVEL